Mỗi khi thực hiện các khoản vay tín chấp tại ngân hàng hay các tổ chức cho vay, nhân viên thường giới thiệu về các loại bảo hiểm cho vay hay còn gọi là bảo hiểm khoản vay cho khách hàng với những lợi ích đáng kể.
Vậy bảo hiểm khoản vay là gì? Có thực sự cần thiết hay bắt buộc hay không ?
Bài viết này mình sẽ giới thiệu và giải thích chi tiết cho mọi người mọi thắc mắc về hình thức bảo hiểm này nhé!
TOP APP VAY TIỀN ONLINE UY TÍN NHẤT HIỆN NAY
|
1. Bảo hiểm khoản vay là gì ?
Bảo hiểm cho vay là một loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm của nó là các khoản vay, có tác dụng duy trì các khoản vay và đảm bảo các gói vay được tiếp tục khi khách hàng không đủ khả năng chi trả các khoản vay đó.
Trong đó, đối tượng được bảo hiểm là người vay (khách hàng vay) và đối tượng hưởng thụ hưởng là ngân hàng, tổ chức cho vay và thường áp dụng đối với các khoản vay tín chấp.
# Điều kiện để tham gia bảo hiểm khoản vay là gì?
- Có tư cách pháp nhân, có năng lực hành vi dân sự
- Tuân thủ các quy định vay vốn của ngân hàng/ tổ chức theo quy định của pháp luật
- Khoản vay cần có quyết định đồng ý của việc giải ngân thực hiện bởi ngân hàng / tổ chức cho vay.
- Công dân từ 18 đến 60 tuổi.
- Khi khoản vay đáp ứng từ 10.000.000 đ đến 500.000.00đ
# Bảo hiểm khoản vay được dùng với mục đích làm gì?
Khi có các khoản vay, ngân hàng và các tổ chức tài chính thường tư vấn và khuyến khích khách hàng tham gia bảo hiểm khoản vay với mục tiêu đem lại nhiều lợi ích cho người vay và ngân hàng/ tổ chức.
Đây là một loại bảo hiểm, vậy nên có những chức năng cơ bản của một bảo hiểm là đảm bảo theo quy định ngân hàng/ tổ chức đề ra.
Ở đó, người tham gia bảo hiểm được bảo vệ và hạn chế các rủi ro xảy ra từ ngân hàng/tổ chức tài chính đối với khoản vay.
Ngoài ra, còn giúp người tham gia hạn chế các tình huống khi không đủ khả năng chi trả hoặc gặp sự cố mất khả năng chi trả khoản nợ thì bên bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay.
Bên cạnh đó, bảo hiểm khoản vay cho các khoản vay tín chấp còn được coi là cơ sở cho độ tin cậy của ngân hàng/ tổ chức tài chính đối với khách hàng và dễ dàng phê duyệt giao dịch.
Và , các tổ chức tín dụng (ngân hàng và tổ chức tài chính cho vay) sẽ là bên trực tiếp thu phí bảo hiểm khoản vay và thanh toán cho bên công ty bảo hiểm chứ không phải khách hàng.
2. Có bắt buộc phải có bảo hiểm khoản vay không?
Cho đến hiện tại, không có bất cứ quy định nào của ngân hàng nhà nước về việc bắt buộc khách hàng tham gia bảo hiểm khoản vay, khách hàng có thể đăng ký tham gia hoặc không, tùy vào quyết định và nhu cầu từng người.
Chính vì vậy, bảo hiểm khoản vay là không bắt buộc khách hàng tham gia mà dựa theo sự tự nguyện của họ.
Tuy nhiên, hiện nay nhằm đảm bảo về khoản vay, nhiều ngân hàng quy định khách hàng trong các trường hợp đặc biệt như tuổi cao, có bệnh nặng hay nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng,… thì bắt buộc phải tham gia 1 gói bảo hiểm đi kèm.
Thực tế, bảo hiểm khoản vay đem lại cho người vay nhiều lợi ích khác nhau cũng như giúp cho việc phê duyệt của hồ sơ vay tại ngân hàng/ tổ chức tài chính được diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn.
3. Những lợi ích của bảo hiểm khoản vay là gì?
Chức năng và vai trò là vậy, bảo hiểm khoản vay còn đem lại những lợi ích nhất định cho cả người vay và bên tổ chức tín dụng (ngân hàng/ tổ chức tài chính) như:
# Bảo hiểm khoản vay
Có vai trò nhưng một giải pháp cho những rủi ro không may xảy ra giữa người đi vay và ngân hàng/ tổ chức tài chính.
# Đối với người vay
Khách hàng được công ty cung cấp gói bảo hiểm sẽ đứng lên chịu trách nhiệm chi trả khoản vay mà người vay đang chịu tại ngân hàng/ tổ chức tài chính khi có thẩm định và người vay không có khả năng chi trả do tai nạn, bệnh tật,…
- Đối với ngân hàng/ tổ chức tài chính: không sợ các rủi ro khi người vay không đủ khả năng chi trả hay mất khả năng chi trả khoản vay thì tổ chức tín dụng này sẽ được bên công ty bảo hiểm chi trả các khoản vay thay cho người vay
- Ngoài ra, khi có bảo hiểm khoản vay, người vay sẽ dễ dàng vay các khoản vay tại ngân hàng/ tổ chức tài chính dù thuộc diện trường hợp hạn chế cho vay của các tổ chức tín dụng này.
- Đồng thời, người vay khi có bảo hiểm khoản vay sẽ được tích điểm tín dụng của họ trong ngân hàng/ tổ chức tài chính mà họ vay. Số điểm tích lũy này sẽ giúp người vay dễ dàng thực hiện các thủ tục và hồ sơ cho vay hơn.
4. Hướng dẫn cách tính chi phí bảo hiểm khoản vay
Có rất nhiều loại khoản vay khác nhau trên thị trường, tuy nhiên chỉ có hai loại bảo hiểm khoản vay phổ biến hiện nay, được áp dụng và tính phí khác nhau.
Đó là bảo hiểm khoản vay đối với tín chấp và bảo hiểm khoản vay đối với thế chấp.
# Bảo hiểm khoản vay đối với tín chấp
- Bảo hiểm khoản vay tín chấp: được sử dụng phổ biến và đa số sử dụng khi vay tín chấp tại ngân hàng/ tổ chức tài chính (tổ chức tín dụng) để đáp ứng và giải quyết rủi ro xảy ra giác 2 bên
- Các khoản vay tín chấp thường có rủi ro cao hơn so với các khoản vay khác, vì vậy bảo hiểm khoản vay đối với loại vay này cũng có mức độ cao hơn nhằm đảm bảo tính an toàn về khoản vay đối với người vay và bên tổ chức tín dụng (là ngân hàng và tổ chức tài chính- bên cho vay).
- Thông thường, bảo hiểm tín chấp sẽ dao động ở khoảng từ 3% đến 6% tuỳ thuộc vào từng ngân hàng cho vay và tổ chức tín dụng cho vay. mức phí bảo hiểm sẽ được dựa trên khoản vay được giải ngân.
Nếu lấy mức bảo hiểm chung là 5% với khoản vay tín chấp của khách hàng là 100.000.000 đ (100 triệu đồng) thì mức chi phí mà khách hàng phải trả là:
100.000.000 x 5% = 5.000.000 (đồng)
Vậy, khách hàng phải trả chi phí là 5 triệu đồng khi đến hạn thanh toán, và thanh toán cho bên tổ chức tín dụng (ngân hàng/ tổ chức tài chính).
Hình thức thanh toán và thời hạn thanh toán phí bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào bên ngân hàng/ tổ chức tín dụng.
# Bảo hiểm khoản vay đối với thế chấp
- Khoản vay thế chấp áp dụng đối với đối tượng là người vay thế chấp tài sản cá nhân khi vay tiền tại các tổ chức tín dụng hay ngân hàng và đảm bảo bằng việc chi trả tiền vay.
- Nếu người vay thế chấp không đủ khả năng, mất khả năng chi trả hay không chi trả khoản vay thì số vay ấy sẽ được thay bằng tài sản mà người này đem thế chấp.
- Bảo hiểm khoản vay đối với thế chấp áp dụng giúp người vay bảo vệ tài sản thế chấp và đảm bảo tính an toàn cho bên ngân hàng và tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, mọi quyền lợi của bảo hiểm không thuộc về người vay mà thuộc về tài sản mà người vay đem ra thế chấp
- Phí bảo hiểm của bảo hiểm khoản vay thế chấp phụ thuộc vào từng bên ngân hàng và tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, cách tính cũng tương tự như đối với bảo hiểm khoản vay tín chấp.
Nếu mức bảo hiểm là 5% với khoản vay tín chấp của khách hàng là 100.000.000 đ (100 triệu đồng) thì mức chi phí mà khách hàng phải trả là:
100.000.000 x 5% = 5.000.000 (đồng)
Vậy, khách hàng phải trả chi phí là 5 triệu đồng khi đến hạn thanh toán, và thanh toán cho bên tổ chức tín dụng (ngân hàng/ tổ chức tài chính).
Hình thức thanh toán và thời hạn thanh toán phí bảo hiểm sẽ phụ thuộc vào bên ngân hàng/ tổ chức tín dụng.
Như vậy, dù là bảo hiểm khoản vay tín chấp hay bảo hiểm khoản vay thế chấp thì cách tính mức phí bảo hiểm đều như nhau.
Mức phí bảo hiểm khoản vay chỉ phụ thuộc vào mức bảo hiểm mà ngân hàng và tổ chức tín dụng đưa ra.
LỜI KẾT
Hy vọng bài viết ngắn trên đây đã giúp bạn biết thêm các kiến thức về bảo hiểm khoản vay và cân nhắc khi lựa chọn sử dụng.
Đừng quên ghé TiềnĐếnRồi.com thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới về thị trường tài chính nhé!
♥ có thể bạn quan tâm
- 5+ Cho Vay Nợ Xấu Không Thẩm Định Duyệt Hồ Sơ 100%
- 20+ Vay Tiền Cấp Tốc Online 24/7 Thủ Tục Cực Đơn Giản
- 10+ Vay Tiền Nhanh Uy Tín, Lãi Suất Thấp, Giải Ngân Tức Thì
- 20+ App Vay Tiền Online Uy Tín Lãi Suất Thấp Thủ Tục Đơn Giản Tỷ Lệ Duyệt Cao
- Vay tiền online 24/24 chỉ cần CMND, lãi suất thấp, nhận tiền 15 phút
- Vay tiêu dùng lãi suất thấp, giải ngân nhanh
- Vay Siêu Tốc, Giải Ngân Siêu Nhanh Chỉ Cần CMND
- Vay tiền không cần chứng minh thu nhập, nhận tiền ngay trong ngày
- Vay không thẩm định người thân thủ tục đơn giản, giải ngân trong ngày
- Hướng Dẫn Vay Tiền Không Có Tài Khoản Ngân Hàng A-Z